Xspy

Ngày 4.10, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. được báo chí nước này dẫn phát biểu sau khi p duolingo

【duolingo】Đối tác bỏ trần, giá xuất khẩu gạo của Việt Nam có tăng?

Ngày 4.10,ĐốitácbỏtrầngiáxuấtkhẩugạocủaViệtNamcótăduolingo Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. được báo chí nước này dẫn phát biểu sau khi phát gạo cho các gia đình nghèo ở khu vực thủ đô Manila: "Kể từ hôm nay, chúng tôi sẽ dỡ bỏ các biện pháp kiểm soát trần giá gạo đối với gạo xát thường và gạo xát kỹ. Philippines có đủ nguồn cung gạo nhưng những kẻ buôn lậu đã tích trữ và thao túng giá cả".

Khách mua lớn nhất bỏ trần giá gạo, giá xuất khẩu của Việt Nam có tăng? - Ảnh 1.

Việt Nam đã xuất khẩu 6,6 triệu tấn gạo chỉ trong 9 tháng với giá trị kỷ lục 3,66 tỉ USD, thị trường những tháng cuối năm tiếp tục duy trì mức cao

CHÍ NHÂN

Giá trần gạo được tháo bỏ sau một tháng áp dụng. Trước đó, trần giá gạo được đưa ra nhằm mục đích chống đầu cơ, tăng giá gạo ở nước này làm ảnh hưởng đến nhiều người có thu nhập thấp. Theo báo chí Philippines, việc bỏ trần giá gạo cũng được nông dân trong nước quan tâm và ủng hộ vì khuyến khích sản xuất phát triển, đặc biệt khi mùa thu hoạch đang diễn ra.

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, năm nay, Philippines sẽ cùng với Trung Quốc là 2 nhà nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới với sản lượng khoảng 3,5 triệu tấn (dự báo cũ 3,8 triệu tấn). Việc Philippines tháo bỏ lệnh cấm nhiều khả năng sẽ khiến thị trường gạo thế giới sôi động trở lại.

Cùng ngày 4.10, giá gạo 5% tấm của Thái Lan tiếp tục giảm 4 USD xuống 586 USD/tấn. Giảm mạnh nhất là gạo 5% tấm của Pakistan, giảm tới 30 USD chỉ còn 558 USD/tấn. Gạo Việt Nam vẫn trụ vững ở mức 613 USD/tấn.

Giá gạo Việt Nam sẽ diễn biến ra sao?

Giá gạo Việt Nam trụ vững ở mốc trên 600 USD/tấn vì trong 2 tháng 8 và 9, Việt Nam đã xuất khẩu lên đến khoảng 1,75 triệu tấn đi khắp thế giới. Hiện Việt Nam không còn nhiều gạo và vụ thu hoạch mới (vụ thu đông) chưa đến. Tính đến hết tháng 9, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 6,6 triệu tấn gạo và lượng gạo còn có thể xuất khẩu trong 3 tháng cuối năm nay chỉ khoảng 1 triệu tấn.

Trong khi đó, tại Ấn Độ, Thái Lan, Pakistan, Myanmar… đang vào vụ thu hoạch lúa chính trong năm, nguồn cung dồi dào.

Báo chí Philippines dẫn số liệu từ Cục Công nghiệp Thực vật (BPI) cho biết, nhập khẩu gạo của nước này giảm đến 43% trong tháng 9 so với một tháng trước đó; chỉ có 178.000 tấn so với 312.000 tấn của tháng 8. Nhập khẩu gạo của Philippines đạt đỉnh vào tháng 4 ở mức trên 513.000 tấn.

Tính từ đầu năm đến nay, Philippines mới nhập khẩu 2,49 triệu tấn gạo, thấp hơn gần 18% so với 3,03 triệu tấn so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam cung cấp đến 2,23 triệu tấn và chiếm đến 89,7% tổng lượng gạo nhập khẩu. Tiếp theo là Thái Lan với trên 116.000 tấn, Myanmar 96.000 tấn và Pakistan 25.545 tấn.

Theo các chuyên gia và doanh nghiệp, việc Philippines bỏ trần giá gạo sẽ khiến thị trường thế giới nói chung khởi sắc trở lại vì các doanh nghiệp nước này sẽ tăng cường nhập khẩu. Việt Nam và Philippines là đối tác chính của nhau trong lĩnh vực này nên tác động là lớn nhất, theo hướng tích cực và giá sẽ vẫn giữ ở mức trên 600 USD/tấn. Các hợp đồng trước đó của thương nhân hai nước bị trì hoãn vì lệnh áp giá trần có thể được nối lại.

Tuy nhiên, giá gạo của Việt Nam đang ở mức cao so với các đối thủ, đặc biệt cao hơn Thái Lan đến 27 USD/tấn (gạo 5% tấm). Các nhà nhập khẩu Philippines có thể tìm kiếm thêm nguồn cung từ các thị trường khác có giá cạnh tranh hơn.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap